soan-bai-canh-ngay-xuan-van-9-tap-1-canh-dieu
Manage episode 439292604 series 3477072
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Cảnh ngày xuân| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về đại thi hào Nguyễn Du cùng với đoạn trích nổi tiếng “Cảnh ngày xuân” từ tác phẩm văn học có giá trị xuyên không gian, vượt thời gian là Truyện Kiều.
1. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Chuẩn bị
a) Tìm hiểu về đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 mất ngày 3 tháng 1 năm 1766. Theo một số tài liệu, ông sinh ra tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh với tên chữ là Tố Như còn hiệu là Thanh Hiên.
Ông là người sống gần dân cùng vốn am hiểu sâu sắc với văn hóa của dân tộc. Cuộc đời và những tác phẩm của ông cũng mang đậm ảnh hưởng của thời đại.
Do có học vấn uyên bác cùng với kiến thức vững vàng về các loại thơ cổ nên tác phẩm của ông trải dài từ chữ Hán sang chữ Nôm, từ thể loại thơ ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, đến ca, hành,...
Các tác phẩm của ông luôn có nhạc tính, có âm thanh và bừng lên màu sắc tươi đẹp của sự sống. Các tác phẩm của ông rất tinh tế và khéo léo khi nổi bật cả nghệ thuật tả cảnh lẫn bút pháp diễn tả tâm trạng của nhân vật.
b) Đoạn trích Cảnh ngày xuân
Đoạn trích thuộc phần “Gặp gỡ và đính ước”. Cả đoạn trích đều nói về chủ chính là vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa xuân vừa trong sáng vừa tràn đầy sức sống. Các nhân vật chính có trong đoạn trích là hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Nội dung của đoạn trích là bức tranh thiên nhiên mùa xuân với lễ Tảo mộ và hội Đạp Thanh.
Tác phẩm sử dụng bút phát miêu tả với chất tạo hình cao. Chỉ qua vài nét chấm phá điểm xuyết đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động. Đại thi hào Nguyễn Du còn lựa chọn nhiều từ ngữ có tính gợi hình gợi cảm để miêu tả cảnh thiên nhiên cùng với tâm trạng của hai nhân vật chính Thúy Kiều Thúy Vân như nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…
>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều
2. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Đọc hiểu
2.1 Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân.
Những từ ngữ được tác giả sử dụng để miêu tả mùa xuân là “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi”,...
Những từ này không chỉ nói về mùa xuân mà còn ám chỉ sự nhanh chóng của thời gian khí nó trôi qua rất nhanh, thoáng cái đã bước sang tháng thứ ba của năm mới.
2.2 Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua các hình ảnh nào?
Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua hai hình ảnh của tiết Thanh Minh. Ngày này có hai hoạt động chính là:
Lễ Tảo Mộ - người người nhà nhà cùng nhau sửa sang và dọn dẹp phần mộ của những người nhà đã mất.
Hội Đạp thanh là lúc mọi người đi du xuân vãn cảnh ngày tết.
- Lễ hội mùa xuân được thể hiện qua từ ngữ đa dạng:
Các động từ “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang”,...đã bộc lộ được tâm trạng vui vẻ tưng bừng khi tham gia hội ngày tết.
Những hình ảnh đẹp đẽ như “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” đã giúp người đọc thấy được sự đông vui náo nhiệt của những người tham gia lễ hội truyền thống, mang văn hóa của dân tộc ta.
2.3 Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh vật buổi sáng?
Cảnh vật buổi sáng được tác giả miêu tả với những động từ, tính từ thể hiện được sức sống mãnh liệt cũng như niềm vui sự rộn ràng và náo nức của mọi người. Cảnh vật lúc đó mang vẻ đẹp tinh khôi trong trẻo.
Ngược lại hoàn toàn cảnh vật buổi chiều lại được thể hiện với tâm trạng nao nao buồn rầu khi mất đi sự vui tươi buổi sáng. Lý do dễ hiểu nhất chính là cảnh vật được nhìn qua góc nhìn của những người đã sắp kết thúc những ngày lễ hội đầu năm.
Xem thêm: >Soạn văn 9 Cánh Diều
3. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Trả lời câu hỏi cuối bài
---
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Cảnh ngày xuân| Văn 9 tập 1 Cánh diều . Để có thêm nhiều kiến thức của các môn học trong giáo trình trung học, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với giáo viên của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
Nguồn:
https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-canh-ngay-xuan-van-9-tap-1-canh-dieu-4285.html
380 つのエピソード