Player FMアプリでオフラインにしPlayer FMう!
Bế tắc trong « Tầm nhìn mới phát triển kinh tế » Trung Quốc
Manage episode 432826531 series 1455066
Kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3, Khóa 20 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, một thông cáo và một bản nghị quyết định hướng kinh tế cho tới năm 2029 được công bố ngay sau đó. Cả hai cùng « rỗng tuếch » và thể hiện một sự tê liệt trong nội bộ Đảng. Trên đây là nhận định của chuyên gia về Trung Quốc, Alex Payette, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius, trụ sở tại Montréal, Canada về « Tầm nhìn mới phát triển kinh tế » cho giai đoạn 5 năm sắp tới.
Những hứa hẹn « cải tổ », « mở cửa và phát triển kinh bằng những phát minh về công nghệ cao » của Trung Quốc còn giá trị gì nữa hay không ? Tuần báo Anh The Economist (25/07/2024) nhắc lại, từ khi lên cầm quyền cuối 2012, ông Tập Cận Bình luôn hứa hẹn « để thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực » và mở rộng vị trí cho các công ty tư nhân vào những lĩnh vực vốn vẫn được đặt dưới sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước. Hơn một chục năm sau, toàn cảnh kinh tế Trung Quốc đang ảm đạm.
Kinh tế ảm đạm
Theo các thống kê công bố hôm 15/07/2024, đúng ngày khai mạc Hội Nghị, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ đạt 4,7 % trong một năm, thấp hơn so với chỉ tiêu 5 %. Trong 5 quý liên tiếp, kinh tế nước này bị giảm phát và điều ấy phản ánh tiêu thụ nội địa bị đóng băng. Khối lượng xe hơi bán ra trong 6 tháng đầu năm 2024 giảm 6 % so với cùng thời kỳ năm ngoái, trong lúc ngành địa ốc lún sâu thêm vào khủng hoảng. Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại Hoa Lục trong trạng thái « chờ đợi », hoãn các kế hoạch mua thêm trang thiết bị sản xuất và ngừng tuyển dụng thêm nhân viên.
Trong bối cảnh này, nhiều người chờ đợi, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đề ra những biện pháp cụ thể nhanh chóng khởi động lãi cỗ máy kinh tế. Thế nhưng thông cáo tổng kết nội dung 4 ngày họp và văn bản mang tên « Quyết định của Ban Chấp Hành Trung Ương về việc sâu sắc hóa toàn diện chính sách cải tổ và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa theo kiểu của Trung Quốc » gây nhiều thất vọng.
Bản nghị quyết kết thúc Hội nghị gồm 60 phần với danh sách tổng cộng 300 đề xuất nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội cho đất nước.
Trả lời RFI Việt ngữ, chuyên gia về Trung Quốc, Alex Payette, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius, trụ sở tại Montréal, Canada nói đến những khẩu hiệu trống rỗng : « đẩy mạnh tiến trình cải tổ », « nâng cao tiêu thụ nội địa », « phát huy tốt hơn vai trò của cơ chế thị trường » tạo môi trường « công bằng và có sức sống mạnh hơn », « tối ưu hóa năng suất và tối đa hóa hiệu quả phân phối các nguồn lực ».
Alex Payette : « Có một số điểm thú vị. Văn bản này cho thấy giới lãnh đạo ở Bắc Kinh bắt mạch đúng tình hình, họ ý thức là có nhiều việc phải làm và có thiện chí để thay đổi tình thế. Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở đó, tức là các giới chức Trung Quốc ghi nhận vấn đề mà không đưa ra bất kỳ một giải pháp nào để khắc phục tình trạng này cả. Điều đó khiến các nhà quan sát thất vọng. Tôi xin đơn cử thí dụ Trung Quốc tuyên bố muốn đẩy mạnh hợp tác với quốc tế, cởi mở hơn để thu hút thêm đầu tư và doanh nhân nước ngoài, Trung Quốc cũng chủ trương đẩy mạnh các phát minh để tạo đà cho tăng trưởng, kích thích tiêu thụ nội địa… Nhưng đó là những mục tiêu được đưa ra sau Hội Nghị Trung Ương lần này, nhưng hoàn toàn không có gì mới mẻ bởi từng được đưa ra từ nhiều năm nay. Trong khi đó kinh tế của Trung Quốc cần có những biện pháp mới để thích nghi với tình huống -mà theo tôi thì nhẽ ra Bắc Kinh cần đổi mới từ 4 hay 5 năm nay chứ không phải đợi đến bây giờ … »
Ưu tiên của Bắc Kinh vẫn là an ninh
Vẫn theo Alex Payette vào lúc kinh tế Trung Quốc đang bị một cuộc khủng hoảng địa ốc, giảm phát, khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng đe dọa thì nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương năm nay lại tập trung vào vế « tăng cường an ninh quốc gia »
Alex Payette : «Tôi nghĩ là Trung Quốc cần tạo một lực đẩy cho kinh tế. Bây giờ không phải là lúc để tiếp tục tập trung vào mục tiêu bảo vệ an ninh cho chế độ. Càng chăm lo vào vế an ninh, Trung Quốc càng gây khó khăn cho vế phát triển kinh tế. Hơn nữa Trung Quốc thực sự cần có những cơ cấu vững chắc để thu hút các doanh nhân nước ngoài, khuyến khích họ trở lại Hoa Lục. Bởi vì có như thế Bắc Kinh mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn trở lại Trung Quốc, mở cơ sở kinh doanh… Chính đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài sẽ kéo lĩnh vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc đi lên. Nhờ thế mới hy vọng là Trung Quốc lại có những tập đoàn lớn trỗi dậy, có những Alibaba hay ANT Financial khác nữa… Trong những điều kiện hiện tại không mấy ai muốn lao vào cuộc, mở doanh nghiệp… để rồi một ngày nào đó họ lại bị đưa ra trước vành móng ngựa hay là công ty của họ bị chia năm xẻ bảy…
Kinh tế tư nhân dưới sự kiểm soát của nhà nước
Vẫn đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius trụ sở đặt tại Montréal, ghi nhận bản nghị quyết kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3 của Trung Quốc vừa qua đã dành hẳn 2 chương đề cao vai trò của lĩnh vực kinh tế tư nhân và « quyết tâm hỗ trợ » các doanh nghiệp tư nhân nhưng ngay trong khổ đầu tiên của chương này, Bắc Kinh nhấn mạnh đó phải là một sự « phát triển dưới sự kiểm soát » của Đảng và Nhà nước.
Một điểm đáng chú ý khác là cụm từ « hiện đại hóa » đất nước theo mô hình Trung Quốc cũng đã được nhắc lại hầu như trong mỗi đoạn của văn bản chính thức kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3. The Economist ghi nhận một lần nữa giới lãnh đạo ở Bắc Kinh bị mục tiêu phát triển công nghệ và dựa trên « phát minh » để hiện đại hóa cỗ máy kinh tế của nước này ám ảnh. Điều đó phản ánh « suy nghĩ » của ông Tập Cận Bình cho rằngTrung Quốc đang bị một cuộc « cách mạng về công nghệ của thế giới bao vây » và do vậy đảng Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của ông phải thoát ra khỏi vòng vây đó.
Theo Alex Payette, đảng Cộng Sản Trung Quốc như vậy muốn kiểm soát tất cả và đối với công luận ở trong và ngoài nước, đây không là một tín hiệu tốt.
Vào lúc mọi người chờ đợi Hội Nghị Trung Ương vừa qua thông báo những biện pháp kích thích tiêu thụ nội địa, ngăn chận hiện tượng giảm phát tai hại, thì tài liệu chính thức chỉ gián tiếp nói đến việc khắc phục hậu quả kèm theo từ khủng hoảng địa ốc, chẳng hạn như cam kết Trung Ương sẽ không ban hành thêm các khoản thuế khóa, tránh gây thêm gánh nặng cho các chính quyền ở cấp địa phương…
Đấu đá nội bộ và « cái Tôi » quá lớn của họ Tập
Về câu hỏi tại sao trước tình hình bị cho là khá cấp bách, Bắc Kinh lại chậm đưa ra những liều thuốc để vực dậy kinh tế, chuyên gia người Canada Alex Payette giải thích đây trước hết là một vấn đề chính trị, và hiện tại ở Trung Quốc, nhân vật quyền lực nhất là ông Tập Cận Bình dường như không có ý định thay đổi đường lối, tức là cần « kiên định không dời khỏi con đường phát triển chính trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, kiên trì và hoàn thiện chế độ chính trị căn bản » của quốc gia này.
Alex Payette : « Đúng là Trung Quốc cần đưa ra những biện pháp cụ thể để vực dậy kinh tế nhưng đấy thường là những gì đi ngược lại với ý của ông Tập Cận Bình, thành thử khó để nói đến một chương trình cải tổ, theo mô hình kinh tế theo thị trường… Thay vào đó, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh sau Hội Nghị Trung Ương vừa qua có khuynh hướng trở về với thời kỳ của Mao Trạch Đông. Trong lĩnh vực nông nghiệp chẳng hạn, báo cáo kết thúc hội nghị nhấn mạnh đến việc mở rộng vai trò của hợp tác xã, thúc đẩy và khuyến khích các văn phòng quản lý nông nghiệp nỗ lực hơn trong mục tiêu phát triển nông nghiệp Trung Quốc… Làm thế nào để giới tư bản nước ngoài tin tưởng để đầu tư vào Hoa Lục trước những biện pháp phi kinh tế thị trường như vậy ? Các doanh nghiệp nước ngoài thận trọng khi mà Bắc Kinh nói một đàng, làm một nẻo ».
Bản nghị quyết kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3 vừa qua chỉ là một danh sách « những điều cần làm » và thể hiện những mâu thuẫn trong những mục tiêu mà Trung Quốc muốn hướng tới, và đã không trấn an các đối tác kinh tế tại Hoa Lục và các nhà đầu tư nước ngoài, theo Alex Payette, bởi Trung Quốc đang đứng trước « một vấn đề rất lớn » :
Alex Payette : « Đương nhiên là có một sự đấu đá ở bên trong, chính vì thế mà trong tài liệu được công bố sau Hội Nghị Trung Ương vừa qua đã có rất nhiều thứ, liên quan đến rất nhiều chủ đề, bao phủ lên nhiều lĩnh vực. Nhưng không có gì cụ thể cả. Khóa họp vừa rồi chỉ ghi nhận vấn đề, đưa ra những khẩu hiệu chung chung, tản mạn… mà không thể tìm ra được một tiếng nói chung, dù chỉ là trên một vài chủ đề cụ thể. Điều đó chứng tỏ là nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc có nhiều ý kiến khác nhau và không ai dám lên tiếng vì họ sợ rằng ông Tập Cận Bình chưa sẵn sàng cho một cuộc cải tổ thực sự. Theo tôi thì đảng Cộng Sản Trung Quốc đang bị chia ra thành ba nhóm : nhóm thứ nhất ý thức được là kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn và cần phải điều chỉnh lại chính sách, nhưng số này bất lực vì tiếng nói của họ không được lắng nghe. Nhóm thứ nhì, biết là có vấn đề nhưng không muốn thay đổi và còn nghe ngóng, đón bắt ý kiến chỉ đạo của Tập Cận Bình. Nhóm thứ ba cũng thừa biết là kinh tế đang bị trục trặc nhưng đối với họ thì sự tồn tại của Đảng mới là ưu tiên và họ vẫn tập trung mọi nỗ lực củng cố vị thế của Đảng. Không chắc đây là điều tốt cho kinh tế của Trung Quốc ở thời điểm này ».
Trong một bài tham luận đăng trên báo mạng Asialyst hôm 03/08/2024 Alex Payette nêu lên một điểm thú vị khác liên quan đến cá nhân ông Tập : từ khóa 19 Tập Cận Bình đã muốn gột tẩy tên người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình khỏi hai chữ Cải Tổ. Ông cũng không muốn đi vào sử sách như một người tiếp nối công cuộc cải tổ của họ Đặng mà muốn Tập Cận Bình phải là « trung tâm » của cuộc cải tổ kinh tế, hiện đại hóa đất nước. Do vậy trong tài liệu chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc được công bố sau Hội Nghị Trung Ương 3, Trung Quốc nói đến tiến trình « Cải tổ của một thời đại mới ».
Kinh tế, ưu tiên số 3 sau chính trị và địa chính trị
Báo Nhật Bản The Diplomate hôm 01/08/2024 cũng nêu bật nhiều lý do khiến mọi người cần thận trọng với những ý định của Trung Quốc sau hội nghị trung tuần tháng 7 vừa rồi : thứ nhất 60 chương và 300 cam kết để cải thiện tình hình kinh tế cho đất nước trong văn bản lần này không có gì mới mẻ so với những cam kết và mục tiêu cũng chính Tập Cận Bình đã đề ra nhân Hội Nghị Trung Ương 3 khóa 18 (năm 2013).
Điểm thứ nhì là văn bản này chỉ đưa ra những đường lối chung chung, những hứa hẹn và cam kết mà không có bất kỳ một điều gì bảo đảm là Trung Quốc thực hiện được một phần những mục tiêu đó trước năm 2029.
Sau cùng văn bản này có đầy những mâu thuẫn khi mà dưới thời đại Tập Cận Bình « cải tổ » và « mở cửa » không thu hẹp ở phạm vi kinh tế mà còn bao hàm cả chủ trương « tăng cường khả năng tự chủ của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hay xung đột vũ trang ». Đó mới là mục tiêu chính của Hội Nghị Trung Ương 3 năm nay và trong mục tiêu đó « đại đa số người dân Trung Quốc và các doanh nghiệp tư nhân đừng hy vọng sớm được trông thấy điều kiện của họ được cải thiện ». Nói cách khác kinh tế chỉ đứng hạng thứ ba trong số những ưu tiên của đảng Cộng Sản Trung Quốc, sau những mục tiêu chính trị và địa chính trị.
72 つのエピソード
Manage episode 432826531 series 1455066
Kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3, Khóa 20 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, một thông cáo và một bản nghị quyết định hướng kinh tế cho tới năm 2029 được công bố ngay sau đó. Cả hai cùng « rỗng tuếch » và thể hiện một sự tê liệt trong nội bộ Đảng. Trên đây là nhận định của chuyên gia về Trung Quốc, Alex Payette, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius, trụ sở tại Montréal, Canada về « Tầm nhìn mới phát triển kinh tế » cho giai đoạn 5 năm sắp tới.
Những hứa hẹn « cải tổ », « mở cửa và phát triển kinh bằng những phát minh về công nghệ cao » của Trung Quốc còn giá trị gì nữa hay không ? Tuần báo Anh The Economist (25/07/2024) nhắc lại, từ khi lên cầm quyền cuối 2012, ông Tập Cận Bình luôn hứa hẹn « để thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực » và mở rộng vị trí cho các công ty tư nhân vào những lĩnh vực vốn vẫn được đặt dưới sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước. Hơn một chục năm sau, toàn cảnh kinh tế Trung Quốc đang ảm đạm.
Kinh tế ảm đạm
Theo các thống kê công bố hôm 15/07/2024, đúng ngày khai mạc Hội Nghị, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ đạt 4,7 % trong một năm, thấp hơn so với chỉ tiêu 5 %. Trong 5 quý liên tiếp, kinh tế nước này bị giảm phát và điều ấy phản ánh tiêu thụ nội địa bị đóng băng. Khối lượng xe hơi bán ra trong 6 tháng đầu năm 2024 giảm 6 % so với cùng thời kỳ năm ngoái, trong lúc ngành địa ốc lún sâu thêm vào khủng hoảng. Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại Hoa Lục trong trạng thái « chờ đợi », hoãn các kế hoạch mua thêm trang thiết bị sản xuất và ngừng tuyển dụng thêm nhân viên.
Trong bối cảnh này, nhiều người chờ đợi, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đề ra những biện pháp cụ thể nhanh chóng khởi động lãi cỗ máy kinh tế. Thế nhưng thông cáo tổng kết nội dung 4 ngày họp và văn bản mang tên « Quyết định của Ban Chấp Hành Trung Ương về việc sâu sắc hóa toàn diện chính sách cải tổ và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa theo kiểu của Trung Quốc » gây nhiều thất vọng.
Bản nghị quyết kết thúc Hội nghị gồm 60 phần với danh sách tổng cộng 300 đề xuất nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội cho đất nước.
Trả lời RFI Việt ngữ, chuyên gia về Trung Quốc, Alex Payette, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius, trụ sở tại Montréal, Canada nói đến những khẩu hiệu trống rỗng : « đẩy mạnh tiến trình cải tổ », « nâng cao tiêu thụ nội địa », « phát huy tốt hơn vai trò của cơ chế thị trường » tạo môi trường « công bằng và có sức sống mạnh hơn », « tối ưu hóa năng suất và tối đa hóa hiệu quả phân phối các nguồn lực ».
Alex Payette : « Có một số điểm thú vị. Văn bản này cho thấy giới lãnh đạo ở Bắc Kinh bắt mạch đúng tình hình, họ ý thức là có nhiều việc phải làm và có thiện chí để thay đổi tình thế. Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở đó, tức là các giới chức Trung Quốc ghi nhận vấn đề mà không đưa ra bất kỳ một giải pháp nào để khắc phục tình trạng này cả. Điều đó khiến các nhà quan sát thất vọng. Tôi xin đơn cử thí dụ Trung Quốc tuyên bố muốn đẩy mạnh hợp tác với quốc tế, cởi mở hơn để thu hút thêm đầu tư và doanh nhân nước ngoài, Trung Quốc cũng chủ trương đẩy mạnh các phát minh để tạo đà cho tăng trưởng, kích thích tiêu thụ nội địa… Nhưng đó là những mục tiêu được đưa ra sau Hội Nghị Trung Ương lần này, nhưng hoàn toàn không có gì mới mẻ bởi từng được đưa ra từ nhiều năm nay. Trong khi đó kinh tế của Trung Quốc cần có những biện pháp mới để thích nghi với tình huống -mà theo tôi thì nhẽ ra Bắc Kinh cần đổi mới từ 4 hay 5 năm nay chứ không phải đợi đến bây giờ … »
Ưu tiên của Bắc Kinh vẫn là an ninh
Vẫn theo Alex Payette vào lúc kinh tế Trung Quốc đang bị một cuộc khủng hoảng địa ốc, giảm phát, khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng đe dọa thì nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương năm nay lại tập trung vào vế « tăng cường an ninh quốc gia »
Alex Payette : «Tôi nghĩ là Trung Quốc cần tạo một lực đẩy cho kinh tế. Bây giờ không phải là lúc để tiếp tục tập trung vào mục tiêu bảo vệ an ninh cho chế độ. Càng chăm lo vào vế an ninh, Trung Quốc càng gây khó khăn cho vế phát triển kinh tế. Hơn nữa Trung Quốc thực sự cần có những cơ cấu vững chắc để thu hút các doanh nhân nước ngoài, khuyến khích họ trở lại Hoa Lục. Bởi vì có như thế Bắc Kinh mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn trở lại Trung Quốc, mở cơ sở kinh doanh… Chính đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài sẽ kéo lĩnh vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc đi lên. Nhờ thế mới hy vọng là Trung Quốc lại có những tập đoàn lớn trỗi dậy, có những Alibaba hay ANT Financial khác nữa… Trong những điều kiện hiện tại không mấy ai muốn lao vào cuộc, mở doanh nghiệp… để rồi một ngày nào đó họ lại bị đưa ra trước vành móng ngựa hay là công ty của họ bị chia năm xẻ bảy…
Kinh tế tư nhân dưới sự kiểm soát của nhà nước
Vẫn đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius trụ sở đặt tại Montréal, ghi nhận bản nghị quyết kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3 của Trung Quốc vừa qua đã dành hẳn 2 chương đề cao vai trò của lĩnh vực kinh tế tư nhân và « quyết tâm hỗ trợ » các doanh nghiệp tư nhân nhưng ngay trong khổ đầu tiên của chương này, Bắc Kinh nhấn mạnh đó phải là một sự « phát triển dưới sự kiểm soát » của Đảng và Nhà nước.
Một điểm đáng chú ý khác là cụm từ « hiện đại hóa » đất nước theo mô hình Trung Quốc cũng đã được nhắc lại hầu như trong mỗi đoạn của văn bản chính thức kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3. The Economist ghi nhận một lần nữa giới lãnh đạo ở Bắc Kinh bị mục tiêu phát triển công nghệ và dựa trên « phát minh » để hiện đại hóa cỗ máy kinh tế của nước này ám ảnh. Điều đó phản ánh « suy nghĩ » của ông Tập Cận Bình cho rằngTrung Quốc đang bị một cuộc « cách mạng về công nghệ của thế giới bao vây » và do vậy đảng Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của ông phải thoát ra khỏi vòng vây đó.
Theo Alex Payette, đảng Cộng Sản Trung Quốc như vậy muốn kiểm soát tất cả và đối với công luận ở trong và ngoài nước, đây không là một tín hiệu tốt.
Vào lúc mọi người chờ đợi Hội Nghị Trung Ương vừa qua thông báo những biện pháp kích thích tiêu thụ nội địa, ngăn chận hiện tượng giảm phát tai hại, thì tài liệu chính thức chỉ gián tiếp nói đến việc khắc phục hậu quả kèm theo từ khủng hoảng địa ốc, chẳng hạn như cam kết Trung Ương sẽ không ban hành thêm các khoản thuế khóa, tránh gây thêm gánh nặng cho các chính quyền ở cấp địa phương…
Đấu đá nội bộ và « cái Tôi » quá lớn của họ Tập
Về câu hỏi tại sao trước tình hình bị cho là khá cấp bách, Bắc Kinh lại chậm đưa ra những liều thuốc để vực dậy kinh tế, chuyên gia người Canada Alex Payette giải thích đây trước hết là một vấn đề chính trị, và hiện tại ở Trung Quốc, nhân vật quyền lực nhất là ông Tập Cận Bình dường như không có ý định thay đổi đường lối, tức là cần « kiên định không dời khỏi con đường phát triển chính trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, kiên trì và hoàn thiện chế độ chính trị căn bản » của quốc gia này.
Alex Payette : « Đúng là Trung Quốc cần đưa ra những biện pháp cụ thể để vực dậy kinh tế nhưng đấy thường là những gì đi ngược lại với ý của ông Tập Cận Bình, thành thử khó để nói đến một chương trình cải tổ, theo mô hình kinh tế theo thị trường… Thay vào đó, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh sau Hội Nghị Trung Ương vừa qua có khuynh hướng trở về với thời kỳ của Mao Trạch Đông. Trong lĩnh vực nông nghiệp chẳng hạn, báo cáo kết thúc hội nghị nhấn mạnh đến việc mở rộng vai trò của hợp tác xã, thúc đẩy và khuyến khích các văn phòng quản lý nông nghiệp nỗ lực hơn trong mục tiêu phát triển nông nghiệp Trung Quốc… Làm thế nào để giới tư bản nước ngoài tin tưởng để đầu tư vào Hoa Lục trước những biện pháp phi kinh tế thị trường như vậy ? Các doanh nghiệp nước ngoài thận trọng khi mà Bắc Kinh nói một đàng, làm một nẻo ».
Bản nghị quyết kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3 vừa qua chỉ là một danh sách « những điều cần làm » và thể hiện những mâu thuẫn trong những mục tiêu mà Trung Quốc muốn hướng tới, và đã không trấn an các đối tác kinh tế tại Hoa Lục và các nhà đầu tư nước ngoài, theo Alex Payette, bởi Trung Quốc đang đứng trước « một vấn đề rất lớn » :
Alex Payette : « Đương nhiên là có một sự đấu đá ở bên trong, chính vì thế mà trong tài liệu được công bố sau Hội Nghị Trung Ương vừa qua đã có rất nhiều thứ, liên quan đến rất nhiều chủ đề, bao phủ lên nhiều lĩnh vực. Nhưng không có gì cụ thể cả. Khóa họp vừa rồi chỉ ghi nhận vấn đề, đưa ra những khẩu hiệu chung chung, tản mạn… mà không thể tìm ra được một tiếng nói chung, dù chỉ là trên một vài chủ đề cụ thể. Điều đó chứng tỏ là nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc có nhiều ý kiến khác nhau và không ai dám lên tiếng vì họ sợ rằng ông Tập Cận Bình chưa sẵn sàng cho một cuộc cải tổ thực sự. Theo tôi thì đảng Cộng Sản Trung Quốc đang bị chia ra thành ba nhóm : nhóm thứ nhất ý thức được là kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn và cần phải điều chỉnh lại chính sách, nhưng số này bất lực vì tiếng nói của họ không được lắng nghe. Nhóm thứ nhì, biết là có vấn đề nhưng không muốn thay đổi và còn nghe ngóng, đón bắt ý kiến chỉ đạo của Tập Cận Bình. Nhóm thứ ba cũng thừa biết là kinh tế đang bị trục trặc nhưng đối với họ thì sự tồn tại của Đảng mới là ưu tiên và họ vẫn tập trung mọi nỗ lực củng cố vị thế của Đảng. Không chắc đây là điều tốt cho kinh tế của Trung Quốc ở thời điểm này ».
Trong một bài tham luận đăng trên báo mạng Asialyst hôm 03/08/2024 Alex Payette nêu lên một điểm thú vị khác liên quan đến cá nhân ông Tập : từ khóa 19 Tập Cận Bình đã muốn gột tẩy tên người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình khỏi hai chữ Cải Tổ. Ông cũng không muốn đi vào sử sách như một người tiếp nối công cuộc cải tổ của họ Đặng mà muốn Tập Cận Bình phải là « trung tâm » của cuộc cải tổ kinh tế, hiện đại hóa đất nước. Do vậy trong tài liệu chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc được công bố sau Hội Nghị Trung Ương 3, Trung Quốc nói đến tiến trình « Cải tổ của một thời đại mới ».
Kinh tế, ưu tiên số 3 sau chính trị và địa chính trị
Báo Nhật Bản The Diplomate hôm 01/08/2024 cũng nêu bật nhiều lý do khiến mọi người cần thận trọng với những ý định của Trung Quốc sau hội nghị trung tuần tháng 7 vừa rồi : thứ nhất 60 chương và 300 cam kết để cải thiện tình hình kinh tế cho đất nước trong văn bản lần này không có gì mới mẻ so với những cam kết và mục tiêu cũng chính Tập Cận Bình đã đề ra nhân Hội Nghị Trung Ương 3 khóa 18 (năm 2013).
Điểm thứ nhì là văn bản này chỉ đưa ra những đường lối chung chung, những hứa hẹn và cam kết mà không có bất kỳ một điều gì bảo đảm là Trung Quốc thực hiện được một phần những mục tiêu đó trước năm 2029.
Sau cùng văn bản này có đầy những mâu thuẫn khi mà dưới thời đại Tập Cận Bình « cải tổ » và « mở cửa » không thu hẹp ở phạm vi kinh tế mà còn bao hàm cả chủ trương « tăng cường khả năng tự chủ của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hay xung đột vũ trang ». Đó mới là mục tiêu chính của Hội Nghị Trung Ương 3 năm nay và trong mục tiêu đó « đại đa số người dân Trung Quốc và các doanh nghiệp tư nhân đừng hy vọng sớm được trông thấy điều kiện của họ được cải thiện ». Nói cách khác kinh tế chỉ đứng hạng thứ ba trong số những ưu tiên của đảng Cộng Sản Trung Quốc, sau những mục tiêu chính trị và địa chính trị.
72 つのエピソード
すべてのエピソード
×プレーヤーFMへようこそ!
Player FMは今からすぐに楽しめるために高品質のポッドキャストをウェブでスキャンしています。 これは最高のポッドキャストアプリで、Android、iPhone、そしてWebで動作します。 全ての端末で購読を同期するためにサインアップしてください。